Truyền thuyết về nghề làm cốm

Featured

Dacsancomvong_Gioithieu01Hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo vừa thơm – cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa, mang đậm hương sắc Việt Nam.
Người ta không biết đích xác nghề làm cốm làng Vòng có tự bao giờ, chỉ nghe các cụ xưa truyền lại:

Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm.

Người làng Vòng đành mò mẫm cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói.

Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.

Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm. Hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm…

Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi luỹ tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua nhà Lý (1009 – 1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.

Thông báo về trạng thái mặt hàng cốm tươi, cốm sấy, bánh cốm

Hiện tại không phải là mùa cốm. Vì vậy, chúng tôi chỉ có cốm sấy, bánh cốm.

Riêng về cốm tươi chúng tôi cũng có hàng nhưng số lượng rất ít. Hàng cốm tươi được bảo quản trong tủ lạnh vì vậy, nếu Quý khách hàng cần cốm tươi cần liên hệ trước.

Cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đến sản phẩm ĐẶC SẢN CỐM VÒNG của chúng tôi!

Thông tin liên hệ

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sản phẩm cốm tươi, cốm sấy hay bánh cốm uy tín và chất lượng.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1. VPGD: Số 136 – Tổ 49 – Ngõ 28 Phố Trần Thái Tông – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – Hà nội.

2. Email: Sies.contact01@yahoo.com

3. Mobile: 0945.062.863

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Ăn cốm như thế nào?

Dacsancomvong_Sanphan_Comtuoi_051. Ăn trực tiếp
Cứ thế mà nhai nhai… cốm là loại lúa non, khi người ta thu hoạch lúa non về và rang lên… và xay sát đi … giã … xảy vỏ trấu… cho thành cốm là lớp vỏ cám và cái mầm gạo non ít nhiều bị “bay” đi … nhưng thực ra lớp cám bám dính vào thành hạt cốm vẫn còn lại một ít, đông y gọi là cám nhì rất bổ dưỡng… vì thế khi nhai kỹ bạn sẽ thấy nó ngon và ngọt chừng nào….và đức tin với hạt gạo sẽ tăng lên theo thời gian…

Khi Sài Gòn vần vũ với những trận mưa rào thì Hà Nội lại mơ màng với những cơn gió thu miên man. Mùa thu! Chợt giật mình nghe có chút gì đó nao lòng. Đâu đó thoảng qua một mùi hương rất lạ: hương cốm mới. Phải thừa nhận một điều rằng các món ăn từ cốm tuy dân dã nhưng sang trọng. Dân dã bởi đó là quà của đất trời, sang trọng bởi đó là phần tinh nguyên của những hạt nếp ngậm đồng còn mỡ màng, thơm lẫy. Những ai đã từng biết đến món ăn này chắc không thể quên mớ cốm gói trong chiếc lá sen xanh vừa bùi, vừa dẻo, vừa thơm mùi nếp mới.

2. Ăn với chuối,
Mùa thu, tháng 9,10 chuối ở HN có bị lốm đốm ở vỏ, gọi là chuối trứng quốc, chuối như vậy mới ngon!

3. Nấu chè cốm: nấu chè bột sắn dây và chút đường, sau cùng bỏ cốm xanh vào bát…

4. Món bánh cốm
(Hiện nay, họ làm nhiều để còn dùng vào những tiệc cưới xin ăn hỏi…), loại bánh cốm này rất ít khi chúng ta có thể được ăn một loại bánh cốm vừa ý, vì thế tốt nhất là có thể làm lấy? vỏ gồm cốm và đường, nhân là nhân đậu xanh… mình có thể chế biến nó thành loại bánh Thực dưỡng vào dịp trung thu được đấy nhỉ?

5. Món cốm già đem rang lên trên bếp, lửa to và bỏ vào từng nắm nhỏ, nó sẽ phồng to lên như con ong!

Món khoai môn chiên cốm là sự pha trộn của hương vị mùa hạ và mùa thu. Khoai môn được ướp trong hoa sen rồi tẩm với cốm chiên giòn

6. Bữa sáng: Thay vì bạn nấu xúp miso bữa sáng bỏ vào rau củ và rong biển… và bỏ bún lứt khô, phở lứt khô, và bánh tráng khô… bạn có thể bỏ vào nắm cốm và bạn ăn bữa sáng ngon lành…

7.Món chính: Bạn cũng có thể dùng món cốm này thay thế một ngày số 7 và uống các loại trà dưỡng sinh, một ngày nhẹ nhõm! Tại sao không?
Và cuối cùng bạn nhớ cho là 100gam cốm bạn ăn nó tương đương với mấy kg gạo nếp

8. Ngoài ra còn có món chế biến từ cốm: kem cốm, chả cốm, xôi cốm, cốm hầm chim hạt sen, Tôm tẩm cốm, xôi cốm, cốm tráng trứng là món phổ biến nhất ,cốm xào dừa và mới đây nhất có món bánh trung thu làm từ cốm.

Sơ lược quy trình làm cốm

Khi lúa nếp uốn câu chưa chín vàng, đã được tuốt mang về. Làng Dịch Vọng um tùm tre trúc, ngập tràn trăng sáng, đầy gió thu mát, điển hình cho làng quê Việt Nam như ca dao, như cổ tích. Trong gió và trăng ấy, thóc nếp được tuốt rồi được rang trên lửa củi, xong đem giã chày tay, rồi sàng, rồi giần quay quay nhè nhẹ êm êm… Lại giã, lại giần, sàng. Hàng chục lượt như thế, vỏ trấu bong ra, cái bổi tơi bời, hạt cốm dẹt mình, bắt đầu tỏa hương vào mùa tu làng xóm. Nó còn được hồ thêm chút lá lúa cho thêm xanh, cho đậm chất đã làm nên hạt lúa. Cuối cùng những hạt ngọc mềm ấy được nằm mơ ngủ say trong lá sen, lá ráy đã lau chùi thật sạch, chờ chuyến xe điện đầu tiên, lên đường vào phố. Tháng tám qua làng Vòng sẽ nghe được nhịp gõ, bộ gõ tiết tấu to nhỏ gần xa, vang vang và trầm đục, tiếng loạt xoạt của rơm xanh, tiếng rì rầm của tay sàn sảy…

Cốm không thể ăn nhiều. Cô hàng cốm cũng không gánh đi nhiều, không lặc lè như cô hàng gạo, hàng rau. Và cốm cũng không thể làm nhiều như sản phẩm bằng lúa nếp khác.Chính thế đã tạo ra nét riêng đặc biệt của cốm.

Đặc sản CỐM đã tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến món ngon Hà Nội, thành tấm lòng thơm thảo của người con đi xa gửi về biếu cha mẹ, người thân.

KEM CỐM

Dacsancomvong_AmThuc_08Kem cốm thơm, dẻo, béo, mọi người ăn bảo ngon hơn kem Tràng tiền rồi 
Lá dứa/lá nếp thơm thái nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ với chút nước rồi vắt lấy nước cốt.Nguyên liệu:
– 2 lòng đỏ trứng gà
– 60g đường kính
– 200ml sữa
– 150ml kem tươi
– 1 chút muối
– 5-7 lá nếp/lá dứa
– 5 ml vani
– 100g cốm, ngâm mềm, chia hai phần. 1 phần cho vào máy xay sinh tố xay với sữa tươi. Phần còn lại để nguyên hạt. Cốm khô thì dùng 50g.

Cách làm:

  • Trứng đánh với đường thật kỹ cho đến khi ngả màu vàng chanh. Đun sôi sữa và cốm xay cùng với nước lá dứa, rồi đổ từ từ vào hỗn hợp trứng đường, vừa đổ vừa khuấy đều tay.
  • Đặt lên bếp đun nhỏ lửa khoảng 2′, vừa đun vừa khuấy nhanh tay. Tắt bếp, cho muối, vani vào khuấy đều. Để thật nguội rồi cho tiếp cốm nguyên hạt (đã ngâm mềm) và kem tươi (không nhất thiết phải đánh nổi). Cho vào tủ lạnh khoảng 1-2h.
  • Lấy ra cho vào máy làm kem. Hoặc nếu làm thủ công thì cho vào ngăn đá, cứ mỗi khi kem đông đá lại lấy ra trộn hoặc xay 1 lần (chừng 1h/lần x 4 lần). Hoặc cũng có thể làm kem que với khuôn có sẵn.

 

TÔM CHIÊN CỐM

Dacsancomvong_AmThuc_07Nguyên Liệu:
Tôm sú: 300g
Cốm xanh: 150g
Trứng gà: 2 trái
Hạt nêm: 2 muỗng
Dầu, sốt xí muội
Thực Hiện:
– Tôm lột vỏ, chừa đuôi, chẻ lưng bỏ chỉ đen, ướp với hạt nêm để khoảng 10 phút
– Trứng gà đánh tan, lăn tôm qua trứng sau đó lăn tiếp qua bột bắp. Cuối cùng lăn qua cốm cho áo đều một lớp bên ngoài tôm
– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào. Khi dầu sôi già thả tôm vào chiên cho đến khi cốm nở phồng là được. Vớt ra để lên giấy thấm dầu
– Bày ra đĩa dùng kèm với sốt xí muội.

CỐM XÀO

Dacsancomvong_AmThuc_06Trước khi bắt tay vào công đoạn xào, những hạt cốm già phải được vẩy qua chút nước, cho hạt cốm mềm, ẩm để tạo độ dẻo sau khi xào xong. Rồi khuấy đều chảo nước đường trên bếp cho tới khi sánh lại. Thả cốm vào, đảo đều tay để cốm quỵện dính với nước đường, chỉ mất không quá 5 phút cho công đoạn này.

Nguyên liệu
Cốm
Đường kính
Dừa nạo
Nước cốt dừa

Cách làm
Cho một ít nước lã vào chảo chống dính, đun đến khi sôi. Cho đường vào đun đến khi tan hết, tiếp đó cho cốm vào đảo đều, đun nhỏ lửa. Khi nước cạn, thấy cốm sền sệt thì cho tiếp dừa nạo, nước cốt dừa, đảo nhẹ bằng thìa gỗ.
Rắc chút vani lên trên rồi múc ngay ra đĩa, dàn đều.
Rắc dừa nạo lên trên để trang trí. Chú ý không nên để cốm xào trong tủ lạnh, sẽ bị khô và cứng.

Cốm Xào dẻo một vị ngon thuần khiết, đượm mùi lúa thơm.